Singlemum – Mang thai sớm sau sinh mổ cần lưu ý những gì? Các mẹ sau sinh mổ phải đợi tối thiểu 6 tháng để vết mổ “lành lặn” trước khi mang thai lại. Nhưng nhiều chị em “trót dại” có thai sau khi sinh mổ 4 tháng, hẳn là các mẹ cảm thấy rất hoang mang đúng không? Tuy nhiên, nếu đã quyết định giữ thai lại thì mẹ cần lưu tâm đến 3 dấu hiệu báo nguy sau đây.
- Có nên cho con bú khi mang thai?
- Sinh thường hay sinh mổ: Sinh mổ lần 2 cần lưu ý những gì?
- 10 điều khác biệt chỉ mang thai lần 2 mới có
Biến chứng có thể xảy ra nếu mang thai sớm sau sinh mổ

Vỡ tử cung là biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra nếu bạn mang thai lại quá sớm sau sinh mổ
Biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra đối với mẹ mang thai lại quá sớm sau sinh mổ đó là vỡ tử cung. Tai biến này có thể xảy ra vào cuối kỳ thai nghén hoặc khi mẹ bầu chuyển dạ, hậu quả là đẩy thai nhi vào trong ổ bụng, khiến thai nhi tử vong và đe dọa đến tính mạng của mẹ.
Còn một vấn đề nữa mà mẹ cần chú ý đó là vết sẹo mổ cũ có thể bị nứt hoặc “bung” ra trong quá trình mang thai và chuyển dạ.
Hạn chế nứt sẹo mổ cũ

Để hạn chế tối đa việc nứt sẹo cũ, bạn nên cố gắng kiểm soát cân nặng của mình, tránh tăng cân quá mức, dẫn đến nguy cơ nứt, vỡ tử cung.
Để hạn chế tối đa việc nứt sẹo cũ, bạn nên cố gắng kiểm soát cân nặng của mình, tránh tăng cân quá mức, dẫn đến nguy cơ nứt, vỡ tử cung.
– Ăn uống điều tiết.
– Tránh ăn tất cả những thứ mình thích (dư năng lượng so với nhu cầu thực sự).
– Hạn chế ăn ngọt, uống nhiều đồ hộp, nuớc ép trái cây khô, hay các loại trái cây có nhiều đường.
– Không ăn nhiều mỡ, thức ăn nhanh (fastfood), các món ăn nhiều tinh bột. Các loại bánh gạo, bột, ngũ cốc.
– Không nên ăn vặt nhiều lần.
– Tránh ăn quá nhanh hay vừa ăn vừa đọc báo, xem tivi,,, dẫn đến việc không kiểm soát được lượng thức ăn đưa vào cơ thể.
– Không ăn tối quá muộn hay ăn xong leo lên giường ngay (lười vận động) làm thức ăn khó tiêu, ứ đọng, béo phì.
3 dấu hiệu “báo nguy” khi mang thai sớm sau sinh mổ
– Đau bụng từng cơn nhẹ trong ba tháng cuối hay đau bụng khi chuyển dạ.
– Khi đau bụng, thai phụ thấy ở vùng tử cung nơi có sẹo mổ cũ có một điểm đau khu trú.
– Sau đó, thấy ra vài giọt máu đỏ tươi qua âm đạo, cơn co và điểm đau khu trú đó càng rõ rệt hơn.
Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt lịch khám thai và nên lên lịch khám dày hơn vài tháng cuối thai kỳ. Thời điểm chấm dứt thai kỳ, các vết mổ cũ dưới 18 tháng nguy cơ nứt vỡ tử cung cao, bắt buộc phải mổ lấy thai chủ động khi thai đủ trưởng thành.
Chăm sóc tốt cho mẹ bầu mang thai sớm sau sinh mổ

Có thai sớm sau khi sinh mổ, bạn sẽ phải “đối mặt” với nhiều vấn đề
Rất nhiều trường hợp các mẹ sau sinh mổ “không nghe lời” và bị “dính bầu” trước thời hạn vì “bể kế hoạch”, vội vàng mang thai lại vì lo lắng cho khả năng thụ thai của mình, hoặc muốn các con “sàn sàn” tuổi cho dễ chơi đùa cùng nhau, việc này sẽ khiến cho các mẹ “đối mặt” với nhiều nguy cơ.
Có một điều các mẹ cần biết đó là phương pháp mổ lấy thai hiện nay là mổ ngang đoạn dưới tử cung nên khả năng nứt tử cung hoặc vỡ tử cung là thấp, nhưng không có nghĩa là nó không xảy ra. VÌ thế, bạn vẫn có thể giữ thai lại nhưng cần chú ý đến một số vẫn đề sau đây:
– 90% bạn sẽ phải tiếp tục sinh mổ vì hai lần mang thai quá gần nhau.
– Kiểm soát cân nặng tốt.
– Hạn chế đồ ngọt.
– Hạn chế vận động và mang vác vật nặng.
– Chăm sóc vết mổ tốt.
– Thường xuyên khám thai.
– Để tránh nứt da bụng, vết mổ cũ thì bạn có thể dùng một số loại kem dưỡng.
– Chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân đối để bé phát triển tốt mà mẹ lại tăng cân không nhiều (mẹ tăng cân khoảng 0.5kg/tháng trong 3 tháng đầu, 1kg/tháng trong 3 tháng giữa và 2kg/tháng trong 3 tháng cuối).
– Tránh việc bồi bổ thai quá nhiều khiến thai to ảnh hưởng đến vết mổ.
– Nhờ đến sự trợ giúp của người thân vì bây giờ bạn không thể tự mình cán đáng việc nhà vừa chăm con nhỏ vừa đưỡng thai được nữa.
– Giữ tâm trạng thoải mái, đừng tự tạo áp lực cho bản thân quá nhiều.
– Chuẩn bị “hầu bao” cho việc nuôi hai đứa nhỏ cùng một lúc.
Singlemum tổng hợp