Singlemum – Lần đầu sinh mổ lần sau sinh thường có được không? Rất nhiều mẹ bầu sinh mổ lần một có mong muốn sinh thường trong lần hai nhưng lại lo sợ vết mổ có nguy cơ bị bục trong quá trình chuyển dạ. Để hiểu hơn về điều này, mẹ hãy cùng tìm hiểu vấn đề lần đầu sinh mổ lần sau sinh thường được giới thiệu qua bài viết dưới đây nhé.
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trước và sau sinh mổ
- Thời điểm sinh mổ lần 2 vào tuần bao nhiêu là tốt nhất?
- Mang thai sớm sau sinh mổ: 3 dấu hiệu “báo nguy” mẹ bầu cần lưu tâm
Nguy cơ mẹ có thể gặp phải khi sinh thường sau sinh mổ

Mẹ bầu hoàn toàn có thể sinh thường trong lần sau nếu đã từng sinh mổ.
Vỡ tử cung là nguy cơ cao nhất là mẹ có thể gặp phải khi sinh thường sau sinh mổ. Bởi trong lần sinh mổ, tử cung của mẹ có một vết sẹo nên các cơ cũng suy yếu, càng về cuối thai kỳ, cơ tử cung giãn nhiều càng làm cho các cơ yếu hơn, khi chuyển dạ, tử cung co thắt sẽ tạo thành áp lực lên vùng cơ này, dẫn đến tình trạng vỡ tử cung. Mặc dù tỷ lệ biến chứng này khá nhỏ nhưng cũng không loại trừ hết được rủi ro khi sinh thường sau sinh mổ.
Lần đầu sinh mổ lần sau sinh thường có được không?

Tác động của các cơn co thắt thường không nhiều nên khả năng vỡ tử cung cũng thấp hơn.
Mặc dù tiềm ẩn nguy cơ nhưng việc sinh thường sau sinh mổ hoàn toàn có thể xảy ra. Sở dĩ làm được điều đó là so sự tiến bộ trong phương pháp sinh mổ. Nếu như ngày xưa, khi sinh mổ, mẹ thường phải rạch dọc bụng thì ngày nay, vết rạch sẽ được thực hiện ở vụng bụng dưới, nằm ngang. Tại vị trí này, tác động của các cơn co thắt thường không nhiều nên khả năng vỡ tử cung cũng thấp hơn.
Tuy nhiên, việc mẹ có được sinh thường sau sinh mổ không còn tùy thuộc vào sự chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng tử cung cũng như các nguyên nhân khiến mẹ phải mổ lấy thai trong lần trước, nếu không tồn tại bất kỳ một rủi ro nào, mẹ sẽ được sinh thường.
Ngược lại, những mẹ bầu nằm trong các trường hợp sau đây, tuyệt đối không được sinh thường sau sinh mổ:
- Mẹ mắc phải các biến chứng thai kỳ trong lần sau như: tiền sản giật, ngôi thai ngược, mang song hoặc đa thai, tiểu đường thai kỳ, thai to, sinh non,…
- Lần sinh đầu là vết mổ dọc trên thành tử cung.
- Đã từng sinh mổ hai lần trở lên.
- Thai nhi bất thường như: suy thai, bị dị tật,…
- Thời gian giữa hai lần mang bầu quá ngắn (dưới 12 tháng).
Nếu muốn sinh thường trong lần 2, mẹ bầu cần chú ý những gì?

Nếu muốn sinh thường lần hai, mẹ bầu cần duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, ăn uống điều độ, thường xuyên tập thể dục,…
Để có một cuộc sinh thường trong lần sau thuận lợi, mẹ bầu cần chăm sóc tốt thai kỳ của mình đồng thời tìm hiểu các cách đẻ thường để rút ngắn thời gian chuyển dạ.
– Thực hiện một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất kết hợp với kiểm soát cân nặng sao cho thai nhi phát triển ổn định mà mẹ không bị tăng cân nhiều.
– Thường xuyên tập thể dục trong thai kỳ để cơ thể khỏe khoắn, giảm rủi ro mắc các biến chứng thai kỳ nguy hiểm.
– Khám thai đầy đủ, đúng theo lịch trình của bác sĩ.
– Đăng ký sinh tại bệnh viện uy tín, có đầy đủ máy móc thiết bị, tuyệt đối không sinh tại phòng khám hay những nơi không đủ máy móc, kỹ thuật.
– Tìm hiểu đầy đủ các thông tin, kiến thức trong thai kỳ để tự mình đưa ra được các quyết định tốt nhất cho thai nhi và mẹ bầu.
Singlemum tổng hợp