Singlemum – Bảng theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ suốt 40 tuần thai kỳ dưới đây sẽ phần nào giúp ích cho các mẹ trong việc kiểm tra bé yêu có khỏe mạnh hay không, cần chăm sóc thai kỳ như thế nào để thai nhi khỏe mạnh. Suốt 40 tuần thai, thai nhi có những bước phát triển quan trọng theo từng giai đoạn, nếu không phát triển đúng mức, khi bé sinh ra có thẻ bị dị tật, bị nhẹ cân hay thừa cân…
Bảng theo dõi chiều dài xương đùi thai nhi
Tổng hợp chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần
Siêu âm độ mờ da gáy ở tuần thứ mấy?
Theo dõi sự phát triển của thai nhi có lợi gì
Việc theo dõi sự phát triển của thai nhi qua các đợt khám thai định kỳ là việc làm rất cần thiết để theo dõi quá trình mang thai và kịp thời phát hiện các bệnh tiềm ẩn của thai nhi và thai phụ. Theo quy định của Bộ Y Tế, trong một thai kỳ, bà bầu cần khám thai 3 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
Cách theo dõi sự phát triển của thai nhi
Thai nhi thường nằm trong bụng mẹ khoảng 40 tuần và có khoảng 38 tuần để phát triển đầy đủ. Do vậy, nếu có sự chênh lệch thời gian sinh khoảng 2 tuần thì bé yêu của bạn vẫn an toàn. Bạn cần biết rằng 12 tuần đầu được gọi là chu kỳ 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuần 13 tới tuần 26 là chu kì 3 tháng thứ 2, và từ tuần 27 đến tuần 40 là chu kỳ 3 tháng cuối. Dưới đây là tóm tắt sự phát triển của bào thai trong suốt 40 tuần thai:
Mỗi chu kỳ đánh dấu bước chuyển biến bằng cả những dấu hiện ổn định và thay đổi của mẹ và thai nhi. Bạn biết đấy, những thay đổi về thể chất là cần thiết để chuẩn bị cho sự cứng cáp khỏe mạnh của bé trước khi sẵn sàng đối diện với cuộc sống bên ngoài.
Tìm hiểu các giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất, thứ 2 và thứ 3
Tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu)
Trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu không để ý và sinh con lần đầu nhiều mẹ không phát hiện ra là mình đang mang thai. Giai đoạn này, mọi hoạt động của mẹ cũng cần phải nhẹ nhàng vì thai vẫn chưa bám chắc vào tử cung. Việc khám thai, siêu âm trong những tháng đầu cũng rất quan trọng, vì bà bầu sẽ biết được thai phát triển bình thường hay không và tầm soát được dị tật thai nhi qua các hình thức siêu âm đo độ mờ da gáy, xét nghiệm máu,…
Ngoài ra, nhu cầu thõa mãn tìnhdục cũng có sự thay đổi. Thực tế, quan hệ tìnhdục khi mang thai 3 tháng đầu là an toàn và không ảnh hưởng đến thai nhi nếu quan hệ đúng tư thế và bà bầu cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái, song bà bầu cũng cần nắm rõ những trường hợp không nên quan hệ tìnhdục trong 3 tháng đầu của thai kỳ:
- Bà bầu có tiền sử sảy thai, song thai, động thai hay thai yếu
- Ra máu không rõ nguyên nhân
- Bị rau tiền đạo, có bệnh sử hoặc tật hở eo tử cung, đã có tiền sử đẻ non, ra huyết (chảy máu) một vài lần trong thai kỳ, tiền sử vỡ ối sớm, bị nhiễm độc thai nghén trong 3 tháng đầu hoặc ba tháng cuối của thai kỳ (biểu hiện nôn nhiều…), kèm theo cao huyết áp động mạch…
- Viêm nhiễm tử cung, âm đạo
- Bị cảm cúm, nhiễm virus, mệt mỏi.
- Ngoài ra, khi giao hợp bà bầu cần chú ý các tư thế phải nhẹ nhàng và không chèn ép nặng lên vùng bụng, tránh việc giao hợp quá sâu và tránh kích thích âm đạo quá mức, tránh những tư thế đè nén vào tử cung và chú trọng vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi giao hợp. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau, chảy máu bà bầu cần đến bệnh viện để được thăm khám và theo dõi.
Tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa)
Đây là giai đoạn bà bầu cảm thấy dễ chịu nhất và cơ thể của người mẹ cũng có nhiều thay đổi rõ rệt nhất. Lúc này, chứng ốm nghén đã hết, tâm lý bà bầu cũng thoải mái, dễ chịu hơn. Tam cá nguyệt thứ 2 bắt đầu từ tuần thai thứ 13.Đặc biệt là mẹ bắt đầu có những cảm nhận rõ rệt về sự phát triển bên trong của bé qua biểu hiện thai máy, bụng lớn dần, ăn nhiều hơn và lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ.
Những thay đổi ở cơ thể mẹ:
- Tâm lý của mẹ bầu ảnh hưởng đến thai nhi và tính cách con sau này
- Sự phát triển của thai nhi với 5 giác quan trong suốt thai kỳ
- Bà bầu cần mang những gì khi đi khám thai định kỳ để đạt kết quả tốt nhất
- Các bước khám thai định kỳ cho bà bầu như thế nào hợp lý
- Khi vợ mang thai các ông chồng nên thuộc lòng những vấn đề sau để an toàn cho mẹ và bé
- Đau vùng bụng, háng, và bắp đùi. Đau lưng, chóng mặt, khó thở
- Da sạm đen và bắt đầu xuất hiện các vết rạn da.
- Tăng cân nhanh hơn
- Hệ miễn dịch kém: dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy
Sự phát triển của bé:
- Từ tháng thứ 4 thai kỳ, em bé lớn lên nhanh chóng và có thể biết được giới tính thai nhi. Trọng lượng bé có thể đạt từ 50-70gam/tuần và đến tháng thứ 7, thai nhi đã lớn như quả bí. Cũng từ những tuần này, bà bầu có thể dễ dàng quan sát được những bộ phận nhỏ xinh trên cơ thể bé qua siêu âm như tay, chân, môi, mắt…
Về chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn nhiều hơn so với bình thường và cần tăng 4-5 kg. Bà bầu cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng như axit folic, các chất béo không no cần thiết như DHA, cần cho sự phát triển của não và thị giác của thai nhi. Trong giai đoạn này, các mẹ bầu cũng nên ăn đa dạng thực phẩm. Mỗi khẩu phần ăn cần có đầy đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột và vitamin khoáng chất. Tuy nhiên các mẹ bầu cũng lưu ý không nên ăn nhiều quá gây thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ.
Mặc dù 3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn khá an toàn với bà bầu nhưng cũng không nên bỏ qua việc khám thai và làm các xét nghiệm cần thiết. Việc theo dõi chặt chẽ sẽ giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh và loại bỏ được những bệnh thường gặp trong quá trình mang thai như: sưng phù, đau lưng, tiểu đường, cao huyết áp,…
Tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối)
Giai đoạn này, bà bầu sẽ tăng cân rất nhanh nên chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn cần được kiểm soát chặt chẽ. Suốt chu kỳ thai 9 tháng 10 ngày, bà bầu chỉ nên tăng từ 10 – 12kg. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, các cơ quan quan trọng của em bé đã hình thành hoàn tất. Não còn đang phát triển nhanh chóng. Mô mỡ bắt đầu tích tụ dưới da. Thai nhi tăng cân nhanh trong những tháng cuối.
Những thay đổi ở cơ thể mẹ trong giai đoạn này là khó thở khi nằm, tiểu lắt nhắt, giãn tĩnh mạch chân, phù chân, vọp bẻ, tê mỏi, đau khớp háng, khớp mu. Vọp bẻ có thể do mẹ thiếu canxi hoặc em bé quá to. Nếu đã bổ sung đủ canxi nên xoa bóp, massage chân nhẹ nhàng.
Một số biến chứng của thai kỳ giai đoạn này là tiền sản giật, tiều đường, đa ối, thiếu ối, nhau tiền đạo, nhau bong non, sinh non, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai to, thai chết lưu. Vì vậy bà bầu cần khám thai và làm các xét nghiệm cần thiết như:
- Tiêm VAT ngừa uốn ván nếu chưa tiêm (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng).
- Đo huyết áp, theo dõi phù chân mỗi lần khám thai, ghi nhận cử động thai.
- Đo bề cao tử cung, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non.
- Thử nước tiểu mỗi lần khám thai để kịp thời phát hiện sớm bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng.
- Siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai, bất thường thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau.
- Đo biểu đồ tim thai, cơn gò sau khi thai được 35 tuần trở đi, đặc biệt ở những thai kỳ nguy cơ cao như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh non.
- Những tháng cuối thai kỳ, bà bầu nên tập thói quen đếm cử động thai mỗi ngày 3 lần và tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, massage, hoặc sử dụng các dịch vụ chăm sóc bà bầu tại nhà. Ngoài ra, bà bầu cần bổ sung nhiều chất xơ, uống nhiều nước tránh táo bón và uống các vitamin cần thiết như sắt, canxi, đa sinh tố.
*** Bảng chi tiết các chỉ số thai nhi theo tuần và từng ngày mẹ nên tham khảo
Singlemum tổng hợp