Sau quãng thời gian bận rộn công việc, không có thời gian dành cho con cái thì các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng mua đồ chơi là một cách bù đắp tinh thần cho con và đồ chơi càng tiền càng thể hiện tình thương với con. Nhưng việc làm như vậy thực sự có tốt hay không?
-> Những kỹ năng sống cơ bản trẻ cần biết trước khi lên 10
Trước khi đi đến câu trả lời nên hay không nên, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ lại muốn bố mẹ mua đồ chơi, và bọn trẻ rất mong muốn được bố mẹ chắp nhận, thậm chí chúng còn ăn vạ, khóc thét,.. làm đủ mọi cách để bố mẹ chắp nhận. Bạn nghĩ thông điệp mà trẻ muốn truyền đạt tới bố mẹ là gì? Phải chăng đơn giản chỉ là thỏa mãn mong ước của chúng thôi.
Theo giáo sư Sasaki Masami – tác giả bộ sách nổi tiếng “Trẻ em trong gia đình”, ông cho rằng, sở dĩ trẻ đòi bố mẹ mua đồ chơi là vì thiếu tình yêu thương từ bố mẹ. Và trẻ làm như vậy cũng một phần mong muốn bố mẹ hiểu được điều đó.
Giáo sư còn chia sẻ: “Khi cha mẹ không thể dành tâm trí, thể xác và thời gian để đáp ứng những nhu cầu của trẻ, trẻ bắt đầu tìm đến những món đồ do người khác làm ra.”
Điều này cũng dễ hiểu, khi cha mẹ lấy đồ vật để đáp ứng các nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ sẽ không thấy tin tưởng vào cha mẹ. Cũng có những người muốn thay đổi cuộc sống nên mua những đồ đắt tiền cho con và nghĩ “Cái này chắc con rất thích”. Nhưng việc cha mẹ mua hết thứ nọ thứ kia cho con lại phản tác dụng. Nó khó có thể kết nối tình cảm giữa cha mẹ và con cái.
Bởi dù có những món đồ đắt tiền đi chăng nữa, trẻ vẫn không có cảm giác mình được coi trọng. Lấy đồ vật để đáp ứng nhu cầu tình cảm của trẻ sẽ không truyền tải được đến trẻ tình yêu của cha mẹ dành cho chúng.
Tuy nhiên, có nhiều cha mẹ sẽ nghĩ rằng: “Nếu cha mẹ trẻ dành thời gian tâm trí, sức lực để đáp ứng nhu cầu của trẻ, thì sẽ dễ biến trẻ trở nên hư và ích kỷ.” Nhưng bạn cứ yên tâm, trẻ sẽ không thành người ích kỷ đâu.
Một khi đáp ứng những nguyện vọng của mình, bọn trẻ chẳng bao giờ đòi hỏi ở mức độ cao hơn nữa. Giống như khi ta ăn no, ta sẽ không có nhu cầu muốn ăn thêm món khác.
Thêm nữa, dẫu nguyện vọng của trẻ có khác nhau song xét theo ý nghĩa nào đó, chúng cũng có một mối liên hệ nhất định. Nó có mối quan hệ với nhau theo kiểu nếu ta không đáp ứng được cho trẻ những nguyện vọng này, chúng sẽ chưa chịu và chuyển sang những nguyện vọng khác. Về cơ bản, khi trẻ có nhu cầu về vật chất, ta hãy gần gũi với trẻ hơn bởi có thể chúng ta chưa đáp ứng được đầy đủ cho trẻ những nhu cầu về mặt tâm lý. Nếu mua, hãy lưu ý mua có giới hạn và có ý thức để làm sao cố gắng giảm nhu cầu vật chất cho trẻ.
Nếu bạn không tăng cường đáp ứng nhu cầu tinh thần cho trẻ thì nhu cầu vật chất của trẻ sẽ không giảm đi đâu. Vì vậy, bạn hãy cố gắng đáp ứng những nhu cầu tinh thần của trẻ: nấu cho trẻ những món trẻ thích, tắm cùng trẻ, đưa trẻ đi công viên. Khi bạn làm được như thế, những nhu cầu vật chất của trẻ sẽ giảm đi và trẻ sẽ biết tự lập đến mức thậm chí bạn cảm thấy hụt hẫng vì mình không còn quan trọng nữa.
Bài viết được dựa vào nội dung của cuốn “Trẻ em trong gia đình tập 2” của giáo sư Sasaki Masami.
Nguồn: Sưu tầm.