Làm gì khi bé không nghe lời? hẳn là câu hỏi này đã xuất hiện nhiều lần trong đầu mỗi cha mẹ. Mỗi lần bé bướng bỉnh, không nghe lời mẹ đều thấy lúng túng, không biết xử lý sao cho tốt nhất.
Có 4 bước mẹ cần làm để dứt điểm tình trạng bé không nghe lời:
Không nóng giận
Mỗi khi trẻ bướng bỉnh, không nghe lời va tỏ thái độ cáu gắt, chống đối cha mẹ thường tức giận. Vì con hành động sai những gì đã được dạy, vì đó là sai hoặc đôi khi là cha mẹ đang ngại với mọi người xung quanh.
Nhưng việc nóng giẩn không giúp ích gì trong tình huống này. Nóng giận chỉ làm tình hình thêm xấu đi. Trong cơn nóng giận cha mẹ sẽ không nghĩ được cách giải quyết phù hợp. Thậm chí có những hành động vô cùng xấu như la mắng, đánh thậm chí là bỏ mặc con.
Điều này thật tai hại, cha mẹ cần kiềm chế con nóng giận của mình lại. Chọn cách giải thích cho chon thay vì có những hành động tiêu cực.
Làm gì khi bé không nghe lời: điều thứ nhất là không nóng giận
Không la mắng con
Mỗi khi bé không nghe lời, nhiều phụ huynh Việt Nam chọn cách la mắng, lớn tiếng với con, thậm chí là đánh con. Điều này chỉ làm tình hình thêm xấu đi. Trẻ con như một hồ nước, thả vô trong đó thứ gì thì nó sẽ được thu nhận nhanh chóng. Chính vì vậy việc cha mẹ lớn tiếng quát mắng sẽ đi vào suy nghĩ và từ đó trở thành biểu hiện của trẻ.
Cứ la mắng con thì hình ảnh cha mẹ trong mắt con cũng sẽ xấu đi. Trẻ cũng sẽ nghĩ rằng chỉ có la mắng mới có thể giải quyết được vấn đề. Thêm vào đó, sự la mắng sẽ khiến trẻ lảng tránh, không dám đối diện với vấn đề của mình.
Làm gì khi bé không nghe lời: điều thứ 2 là cha mẹ không được la mắng con.
Giải thích cho con
Mỗi khi trẻ không nghe lời thường do trẻ không ý thức được vấn đề. Khi trẻ đang chơi đồ chơi với bạn, mẹ kêu “con ơi đi về thôi”, trẻ đâu có hiểu được là phải về nhà vì cả nhà đang chờ ăn cơm, tối mẹ cần phải làm chút việc nhà. Bé chỉ quan tâm rằng mình đang chơi rất vui mà bị bắt về, nên bé bướng bỉnh không chịu về
Vậy mẹ cần từ tốn giải thích cho con hiểu, nói rõ hậu quả của việc không về thì con sẽ đói và cả nhà đang chờ về ăn cơm, Nếu về muộn thì mẹ chẳng thể giặt đồ và mai con sẽ không có đồ để mặc.
Như vậy bé sẽ theo mẹ về và những lần sau bé sẽ ý thức được và sẽ có hành vi tốt hơn.
Làm gì khi bé không nghe lời: điều thứ 3 giải thích cho con
Thưởng phạt phân minh
Mỗi khi bé không nghe lời thì mẹ cần phải có những biện pháp như phạt con lau nhà, phạt con chùi bàn ghế. Điều này sẽ giúp bé ghi nhớ làm sai sẽ bị phạt, không nghe lời sẽ bị phạt. Từ đó sẽ rút kinh nghiệm cho những lần sau. Bé sẽ nghe lời hơn, hiểu vấn đề hơn.
Việc phạt bé lau dọn nhà cửa cũng là một cách để bé tự lập hơn, có trách nhiệm hơn với gia đình.
Có phạt thì phải có thưởng, mỗi khi con làm đúng, làm tốt một chuyện gì thì mẹ nên giành cho con những lời khen. Điều này sẽ giúp bé có động lực làm tốt hơn. Hoặc mẹ có thể thưởng cho con một cuốn truyện, một món đồ chơi lego chẳng hạn. Nhưng đừng cho bé quá nhiều món đồ, như vậy sẽ thành thói quen không tốt.
Làm gì khi bé không nghe lời: điều thứ 4 thưởng phạt phân minh
Trên đây là quy trình 4 bước giúp mẹ xử lý tình huống trẻ không nghe lời.
Nguyên tắc xử lý khi bé nhõng nhẽo, mè nheo
Mẹ có thể tham khảo nhiều hơn thông tin về cách nuôi dạy con tại singlemum.vn.
Singlemum.vn luôn đồng hành cùng mẹ trong nuôi dạy con.