Các bậc cha mẹ đang được cảnh báo rằng họ rất có thể sẽ là một trong số những người cuối cùng nhận ra dấu hiệu con họ mắc hội chứng Asperger (một dạng hội chứng rối loạn phát triển). Liệu con bạn có đang mắc hội chứng này
-> Quan sát những hành vi nhỏ của trẻ
Giáo sư Tony Attwood- nhà tâm lý học lâm sàng- một trong những chuyên gia hàng đầu về khuyết tật sự phát triển, nhưng phải mất tới 35 năm để ông nhận ra con trai mình-Will- mắc phải hội chứng này.
Tuy nhiên, ông ấy không phải là người duy nhất khi bà Elaine Nicholson, CEO của tổ chức từ thiện UK hành động vì hội chứng Asperger, cũng đã không nhận ra con trai bà có hội chứng này cho tới khi trường của đứa trẻ nhận thấy sự phiền toái của nó và đưa nó đến gặp bác sĩ tâm thần.
Bà trần tình với HuffPost UK rằng “Mặc dù từng nhận ra một trong các con riêng của chồng tôi mắc hội chứng Asperger nhưng tôi đã không thể phát hiện ra con ruột của mình cũng mắc chứng này’. Vì sao ư? Bởi vì mỗi đứa trẻ lại biểu hiện những vấn đề khác nhau”.
Asperger hoặc hội chứng Asperger là sự khiếm khuyết trong sự phát triển suốt đời, làm ảnh hưởng đến cách con người nhận thức thế giới và tương tác với người khác.
Hội chứng Asperger là một phần của rối loạn phổ tự kỉ và đôi khi được biết đến như ‘tự kỉ chức năng cao’. Ở nước Anh, việc chẩn đoán về chứng Rối loạn tự kỉ (ASD) thì phổ biến hơn chẩn đoán về hội chứng Asperger.
Theo bà Carol Povey- Giám đốc Trung tâm tự kỉ của Hiệp hội tự kỉ Quốc gia (NAS) thì “chẩn đoán hội chứng Asperger từng được dành cho những đứa trẻ hay người lớn thường thông minh bằng hoặc hơn người bình thường, họ gặp ít vấn đề trong khả năng nói hơn nhưng lại khó khăn nhiều hơn trong việc hiểu và xử lý ngôn ngữ. Rất nhiều người được chẩn đoán như vậy tiếp tục cho rằng họ có hội chứng Asperger”.
Hiệp hội tự kỉ Quốc gia cho rằng việc chuẩn đoán hội chứng Asperger rất khó bởi các triệu chứng đa dạng của người này so với người khác.
“Asperger ở trẻ thường bị chẩn đoán muộn hơn chứng tự kỉ thông thường và đôi khi những khó khăn đi kèm sự chậm phát triển có thể không được nhận ra và chẩn đoán cho tới khi đứa trẻ trưởng thành”- Họ giải thích.
Bà Nicholson là mẹ của bốn đứa trẻ trong đó hai đứa trẻ là con của chồng bà. Một loạt những dấu hiệu khả dĩ của hội chứng này thực sự là khó khăn mà chính bà cũng gặp phải trong gia đình của mình.
Tiến sĩ Attwood thì lại gặp vấn đề khác khi chẩn đoán về con trai -người ở gần ông ấy. Ông giải thích trong một tập của chương trình ABC’s Australian Story rằng ”Chúng tôi chỉ nghĩ con trai mình là đứa trẻ nghịch ngợm, khó tính và dễ xúc động”
Chỉ tới khi con trai ông ấy sa đà vào con đường nghiện ngập hơn 20 năm và bị cầm tù vì tội ăn trộm thì Attwood mới nhận ra điều đó.
Ông bắt đầu xem lại những thước video cũ của gia đình với con gái của ông-Rosie, khi mà ông nhận thấy rõ hơn vấn đề trong hành vi ứng xử của con trai mình.
“Tôi đã cố tiếp xúc và tương tác với nó, nhưng kể cả khi nó đã được 4 tuổi thì điều đó vẫn gặp rào cản. Còn Rosie là một giáo viên chuyên dạy trẻ tự kỉ, và khi đó chúng tôi đã chỉ nhìn nhau và nói “Nó mắc phải hội chứng Asperger rồi”
Bà Nicholson ra sức khuyên nhủ các bậc cha mẹ nếu nghi ngờ con họ có thể mắc chứng tự kỉ thì phải kịp thời làm chẩn đoán lâm sàng chính thức. Bà giải thích thêm “Nếu có kiến thức thì rất có thể biến chẩn đoán này thành sức mạnh. Những điều chỉnh hợp lý’ có thể được các nhà giáo dục và người khác thực hiện cho con bạn nếu họ biết con bạn mắc hội chứng gì”.
Trên thực tế, có vô vàn những “điều chỉnh hợp lý’ có thể áp dụng đối với những trẻ mắc hội chứng Asperger.
Tuy nhiên, có một số dấu hiệu giúp cha mẹ có thể xem xét:
* Gặp trở ngại trong giao tiếp và tương tác xã hội
Con bạn có gặp phải khó khăn trong việc hiểu những kì vọng của người khác trong cuộc hội thoại không?
Theo Hiệp Hội Tự Kỉ Quốc Gia, người mắc hội chứng Asperger có xu hướng nói tốt, tuy nhiên họ thấy trở ngại trong việc ‘đọc’ người khác hoặc diễn tả cảm xúc của chính mình. Họ có thể chỉ nhắc lại những lời người khác vừa nói (được biết đến như Echolalia-Chứng lặp lại máy móc lời nói của người khác) hoặc nói nhiều về sở thích riêng của mình.
* Các hành vi lặp đi lặp lại
Con bạn có hay muốn đi cùng một đường đến trường và về nhà, hoặc ăn mãi một loại đồ ăn cho bữa sáng?
Người mắc chứng Asperger có xu hướng thích những công việc lặp lại vì nó khiến thế giới bớt rắc rối hơn.
* Giác quan nhạy cảm
Con bạn có dính chặt với đèn flash hay những vật quay tròn không? Hoặc chúng có khi nào không thể bỏ qua một số loại nhạc nền nhất định nào không?
Người mắc hội chứng Asperger có thể quá nhạy cảm hoặc dưới mức nhạy cảm với những kích thích như âm thanh, sự động chạm, mùi vị, ánh sáng, màu sắc, nhiệt độ hay sự đau đớn.
Nicholson cũng khuyên bạn nên hỏi bản thân những câu hỏi sau:
Con bạn có phải một người cô độc, thích ở một mình hơn là đi cùng những đứa trẻ khác?
Cách giao tiếp của con bạn có hơi bất thường? Ví dụ, chúng có thể sử dụng những câu từ quá kịch để miêu tả những sự kiện hết sức bình thường, hoặc chúng bập bẹ hay không thể phát biểu khi được nói?
Con bạn có phải đứa trẻ không thích ứng tốt với sự thay đổi, và thích những hoạt động lặp đi lặp lại đến độ mà người khác cũng cảm thấy bất thường?
Tất cả chúng ta nên nhớ rằng có rất nhiều người trên thế giới rộng lớn này mắc hội chứng Asperger mà không được chẩn đoán. Những người không đủ điều kiện để kết luận chẩn đoán Asperger bởi họ đủ may mắn để vượt qua cuộc sống với ít hoặc không có khó khăn.
Hội chứng Asperger chỉ đơn giản là sự khác biệt thần kinh và đã đem lại lợi ích to lớn cho xã hội hiện đại ngày nay. Tôi chắc rằng cuộc cách mạng công nghiệp đã xảy ra do một vài bộ não của người mắc chứng Asperger đã gặp được nhau và hợp lực lại, tuy nhiên, tôi chỉ đang phỏng đoán thôi.”
Đừng sợ chẩn đoán: Nếu có kiến thức về nó, ta có thể biến nó thành sức mạnh.
Nguồn: Sưu tầm