Sống trên đời có ai mà không từng bị tổn thương, nhất là các singlemom. Vậy sau tổn thương, đổ vỡ, bạn đối mặt với thực tế như thế nào?
-> Sai lầm lớn nhất của em là đã mở lòng mình để yêu thêm lần nữa.
Bạn lay lắt, ôm niềm đau sống tiếp rồi có ngày lại đau nữa hay vui vẻ bắt đầu cuộc sống mới. Đã bao giờ, bạn nhìn thẳng vào sự tổn thương ấy, khoét sâu từng ngõ ngách trong tâm can để tự nhìn thấy nỗi đau khổ thống thiết ra sao chưa?
Hãy cứ cho phép mình đau, đối diện và tìm ra căn nguyên của sự việc ấy. Ít nhiều bạn sẽ biết vì sao mình có cuộc sống như hôm nay. Đừng sợ moi móc tổn thương ra. Đó có thể là cách tốt nhất để bạn đứng dậy. Nếu bạn đủ mạnh mẽ thì moi móc một mình còn không hãy tìm một người thật sự chân thành, đáng tin hoặc một chuyên gia tâm lý hỗ trợ.
Tổn thương không tự nhiên sinh ra càng không tự nhiên mất đi.
Câu nói “mọi thứ rồi sẽ qua hay mọi thứ rồi sẽ ổn” là đúng. Nhưng nếu bạn không tìm ra đúng bệnh mà chữa thì chẳng bao giờ ổn cả, đau khổ mãi âm ỉ ở đó, 2,3,5 hay 10,20 năm có khi vẫn buốt nhói.

Không ít người có niềm vui, nỗi buồn dựa trên cách người khác đối xử với mình. Người đó có thể là chồng, mẹ chồng, bà cô, bố chồng, hàng xóm, hay chính bố mẹ mình hoặc cùng lúc tất cả.
Đến khi nào bạn thấy rằng cách ai đó hàng xử với mình không tác động đến cảm xúc của mình. Vui hay buồn do mình điều khiển và bạn có thể tha thứ, bỏ qua cho tất cả những thứ, những người từng vô tình, cố ý làm mình tổn thương. Đó là lúc bạn là chính mình, tự tin, vui vẻ sống tiếp. Giữ lại uất ức, hận thù chính bạn càng mệt mỏi.
Cuộc đời không bao giờ dễ dàng. Chúng ra hãy mạnh mẽ lên để vượt qua tất cả thử thách. Đau khổ, tổn thương, đổ vỡ, viên mãn, hạnh phúc tất cả đều có giá của nó. Tất cả đều có thể xảy ra. Tất cả đều bình thường thôi, chẳng có gì ghê gớm cả.
Khi ta còn trái tim, còn hơi thở nghĩa là ta vẫn tồn tại. Ta sẽ sống tươi vui chứ không chỉ là tồn tại hay chìm trong đau khổ mãi mãi.Vui thì ở, dở thì đi. Buông bỏ không bao giờ là dễ dàng nhưng chẳng có gì mà ta không làm được.
Hạnh phúc đang ở phía trước!
Fb: Ngô Diệp