Chuẩn bị tâm lí làm mẹ đơn thân để luyện được tinh thần thép
Chuẩn bị tâm lí làm mẹ đơn thân thường được mọi người ví von là chuẩn bị tiền để nuôi con một mình. Bởi lẽ, áp lực lớn nhất của các bà mẹ khi quyết định làm mẹ đơn thân là vấn đề tài chính. Nếu không có công việc ổn định thì đa số các bà mẹ thường hay bị lệ thuộc vào chồng, khi có cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc cũng phải cắn răng chịu đựng vì con . Do đó, là phụ nữ muốn hạnh phúc trước hết phải độc lập về tài chính. Đừng dại dột tin lời đàn ông nói: “sau này cưới em về anh sẽ nuôi em”, nuôi được ba bữa đầu sau này hắn chán chê rồi sẽ xem mình là gánh nặng, suốt ngày chì chiết, mốc méo.
Theo một thống kê của Viện Nghiên cứu gia đình và giới trên cả nước, mỗi năm có trung bình 60.000 vụ ly hôn với tỷ lệ là 30% nghĩa là cứ 10 cặp vợ chồng thì có tới 3 cặp quyết định ly hôn. Trong đó, 70% số vụ ly hôn thuộc về các cặp vợ chồng trẻ, 30% vụ ly hôn sau khi kết hôn được vài năm. Nguyên nhân chủ yếu là bất đồng quan điểm, không tìm được tiếng nói chung, một phần là do ngoại tình, bạo lực gia đình.

Vậy để chuẩn bị tâm lí làm mẹ đơn thân, trước tiên các bà mẹ phải trang bị cho mình thật tốt kiến thức và kĩ năng nuôi dạy trẻ. Làm sao để mẹ đơn thân có thể đảm nhận tốt vai trò của người bố lẫn người mẹ? Làm sao con trẻ không bị mặc cảm với bạn bè vì không có cha như bao bạn khác? Đó là những câu hỏi vẫn đâu đấu trong lòng các bà mẹ trẻ khi họ bắt đầu chuẩn bị làm mẹ đơn thân.
1. Chuẩn bị tâm lí làm mẹ đơn thân bạn phải xây dựng được nguồn tài chính ổn định
Để chuẩn bị tâm lí làm mẹ đơn thân, đầu tiên bạn phải chuẩn bị cho mình nguồn tài chính thật tốt với một công việc ổn định. Nếu như người đàn ông trở thành trụ cột của gia đình với vai trò chính là chăm lo cho “miếng cơm manh áo” của mọi thành viên trong nhà, thì giờ đây, gánh nặng ấy sẽ đặt hết lên vai bạn. Hàng tháng, bạn phải đối mặt với bao nhiêu là hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền wifi… điều đó khiến bạn trở nên mệt nhọc, căng thẳng. Nếu bạn không có công việc ổn định, lương tháng đều đều thì bạn khó có thể nuôi con một mình. Vậy nên, trước khi chuẩn bị tâm lí làm mẹ đơn thân bạn phải chuẩn bị tốt tâm lí ra ngoài xã hội kiếm tiền.

Để tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng, bạn nên có một kế hoạch chi tiêu cụ thể cho mình trong thời gian tới. Điều đó, giúp bạn có thể lường trước được những khó khăn khăn sắp tới mà nhanh chóng tìm ra hường giải quyết. Lời khuyên, bạn đừng nên sĩ diện nói: “Không cần anh, tôi cũng có thể tự nuôi con một mình, điều đó chỉ làm khổ cả bạn và con, thay vì vậy bạn hãy hạ cái “tôi” xuống để nhận tiền chu cấp hàng tháng của chồng hay nhờ sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè để bước đầu tạo sự ổn định cho hai mẹ con.
2. Chuẩn bị tâm lí làm mẹ đơn thân đồng nghĩa với chuẩn bị tâm lí nuôi dạy con một mình
Đàn ông thường dạy con theo cách cứng rắn, kiên định. Phụ nữ thì ngược lại thường dễ dãi, chiều chuộng con, chính vì thế con thường hay sợ bố hơn sợ mẹ. Vì vậy, bạn phải thảo luật với con những quy tắc bắt buộc, khuyến khích hình thức thưởng phạt phân minh. Trẻ khi đó sẽ rất hứng thú nghe the.

Điều quan trọng hơn nữa là khi chuẩn bị tâm lí làm mẹ đơn thân, bạn đừng nghĩ phải cố gắng tạo ra nhiều vật chất để đáp ứng cho con không thua thiệt bạn bè, nếu bạn đang có suy nghĩ vậy, thì bạn đang gián tiếp hại con bạn. Vì trong thực tế, đứa trẻ khi không có ba bên cạnh chúng rất cần có nhiều tình thương yêu hơn nữa của người mẹ, vậy nên thay vì vật chất bạn hãy dành nhiều thời gian để ở bên cạnh con, trò chuyện, chơi đùa hay kể chuyện cho con nghe.
3. Bạn phải chuẩn bị tâm lí làm mẹ đơn thân để có thể chịu được áp lực từ dư luận
Người phụ nữ quyết định làm mẹ đơn thân để mong muốn tìm một sống mới có nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn nhằm thoát khỏi những tổn thương trong quá khứ. Trường hợp khác, bà mẹ đơn thân có thể là người chịu nỗi đau mất mát lớn lao khi người chồng chẳng may qua đời. Hoặc chọn lựa sống với thiên chức làm mẹ mà không cần một người đàn ông bên cạnh… Tất cả những hoàn cảnh tuy không cùng một số phận nhưng cùng một nỗi đau là mất chồng. Rồi đây, họ vừa phải đối mặt với cảnh xỉa xói, chanh chua từ miệng lưỡi người đời và vừa phải đối mặt với cái nhìn đau xót của cha mẹ, người thân. Có những người phụ nữ không đủ mạnh mẽ đã phải gục ngã ngay từ khi chưa ra sân vì áp lực tâm lí quá lớn.

Chưa hết, những áp lực buộc người phụ nữ phải chèo lái một gia đình nhỏ lại không hề giản đơn. Chính vì thế, người chọn lựa cuộc sống mẹ đơn thân phải luyện cho mình một tinh thần thép để vượt qua tất cả mọi áp lực có thể đè nặng. Đồng thời họ cũng phải có một trái tim nóng để dùng tình yêu dành cho con cái làm sức mạnh cho chính mình.
4. Hướng trẻ đến một cuộc sống tự lập
Nhiều bà mẹ đơn thân thường hay nghĩ rằng: “Con đã chịu nhiều thiệt thòi nhiều khi không có ba bên cạnh nên không muốn con làm bất cứ chuyện gì, chỉ cần con ăn ngoan, học giỏi và khỏe mạnh là mẹ vui rồi”. Vô tình, tình thương đấy khiến con bạn trở thành một người vô dụng. Ngay từ khi con bạn bắt đầu 4 tuổi, bạn phải dạy con cách sống tự lập, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất là biết làm vệ sinh cá nhân.
Khi con bạn lớn dân, bạn phải chỉ cách làm việc nhà, giúp đỡ mẹ khi mẹ bận…điều đó sẽ phát triển được tính tự lập và tự chủ trong con. Bạn sẽ không còn phải lo lắng nếu như một ngày bạn vắng nhà, con bạn sẽ sống ra sao?

Việc chuẩn bị tâm lí làm mẹ đơn thân là bước khởi đầu hết sức cần thiết giúp bạn luyện được tinh thần thép vượt qua được những khó khăn từ áp lực dư luận và chuẩn bị kĩ lưỡng về tài chính, phương pháp nuôi dạy con. Hành trình phía trước của hai mẹ con sẽ không phải là bước đi dễ dàng nhưng tôi tin chắc khi có con kề bên bạn sẽ đủ mạnh mẽ để vượt qua. Khó khăn chỉ là một giai đoạn, vượt qua được thì những điều tốt đẹp sẽ đến với hai mẹ con. Hãy nhớ bên cạnh chúng ta còn có cha mẹ, người thân và bạn bè, luôn sẵn sàng giúp đỡ khi chúng ta cần.
Medonthan