Chiều dài xương đùi của thai nhi là chỉ số quan trọng giúp cha mẹ nhận thấy được sự phát triển của bé trong bụng mẹ. Chiều dài xương đùi thai nhi bắt đầu phát triển mạnh từ khi bé được 14 tuần tuổi. Chiều dài xương đùi thai nhi nếu không phát triển ổn định có thể chịu ảnh hưởng từ di truyền hoặc chế độ dinh dưỡng của mẹ.
Chiều dài xương đùi thai nhi là gì?
Hầu hết các mẹ mang thai chỉ quan tâm đến chỉ số cân nặng, chiều cao của thai nhi mà quên mất rằng còn rất nhiều các chỉ số khác cũng quan trọng tương tự, trong đó có chỉ số xương đùi của thai nhi.
Theo các chuyên gia, chiều dài xương đùi của thai nhi là 1 trong 4 chỉ số quan trọng giúp xác định sự phát triển bình thường của thai nhi như tuổi, trọng lượng, chiều cao. Bên cạnh đó đây cũng là chỉ số thể hiện tình trạng sức khỏe của thai có đang mắc các dị tật như chân bị khèo, dấu hiệu hội chứng down thai nhi.
Bởi vậy, khi cầm bảng cân nặng thai nhi theo độ tuổi thì mẹ cần quan tâm đến chỉ số xương đùi của thai nhi bắt đầu từ tuần thứ 12 – tuần 40 xem xương đùi ngắn hay dài. Nếu xương đùi ngắn thì cần sự can thiệp bằng các biện pháp nào theo hướng dẫn của bác sĩ như bổ sung canxi, ăn uống…
3 yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi của thai nhi
Chiều dài xương đùi phát triển ổn định hay không ổn định phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số những yếu tố đó là:
– Di truyền: di truyền là một trong những yếu tố mang tính quyết định đến chiều dài xương đùi thai nhi. Nó thường chiếm khoảng 23%.
– Chế độ dinh dưỡng: theo các chuyên gia dinh dưỡng, những quan niệm sai lầm của mẹ trong việc bổ sung dinh dưỡng có tác động tiêu cực đến chiều cao của trẻ trong bụng mẹ. Cụ thể, nếu mẹ quá chú trọng lượng đạm trong thực đơn hàng ngày nhưng không bổ sung sữa và các thực phẩm giàu canxi thì trẻ rất dễ bị còi xương. Mặt khác, mẹ ăn quá nhiều chất béo, tinh bột, đường cũng khiến trẻ bị chậm phát triển về xương.
– Thói quen xấu: một số thói quen sinh hoạt hàng ngày như thức khuya, uống nhiều nước ngọt, cà phê, rượu, bia hoặc hút thuốc lá… chính là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về chiều dài xương đùi của thai nhi.
Vậy nên, để cải thiện chỉ số xương đùi cho thai nhi, mẹ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng quan trọng như: vitamin D, canxi, chất đạm, I ốt, axit folic, các axit béo không no như DHA, ARA… trong suốt thời kỳ mang thai.
Một số thực phẩm giúp thai nhi phát triển xương đùi và chiều cao

Mẹ nên ăn hạt óc chó khi mang thai: Loại hạt này có thể giúp thai phụ bổ sung Vitamin E, Omega-3, các loại axit hữu cơ và phốt pho. Đặc biệt loại axit hữu cơ có trong loại hạt này có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi.
Ăn hạt đậu khi mang thai: Đậu là nguồn thực phẩm tốt cho mẹ và bé vì nó chứa các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Đậu cũng rất giàu kẽm – một khoáng chất cần thiết giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân hoặc kéo dài việc chuyển dạ.
Ưu tiên các loại rau có lá màu xanh đậm: Rau lá xanh có chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết. Những chất dinh dưỡng này đặc biệt tốt cho bà mẹ và thai nhi vì ngoài tất cả các chất chống oxy hóa, rau lá xanh còn cung cấp canxi, chất xơ, kali, vitamin A và folate. Vitamin A trong rau lá xanh giúp phát triển thị lực, xương và da cho bé.
Mẹ nên ăn ngũ cốc khi mang thai: Thực phẩm làm từ ngũ cốc như mì ống, bánh mì, ngũ cốc ăn sáng rất giàu axit folic. Một lát bánh mỳ chứa 60mcg axit folic. Vì vậy các mẹ bầu nên cố gắng ăn kèm bánh mỳ với các lọa thức ăn giàu folate như bông cải xanh, rau bina… để lượng axit folic hấp thu vào cơ thể được nhiều hơn.
Medonthan